Trẻ sơ sinh bị nấc cụt là hiện tượng sinh lý phổ biến đối với các trẻ sơ sinh, mặc dù hiện tượng này không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bé nhưng nó làm cho các bậc cha mẹ rất lo lắng đặc biệt là nhưng vợ chồng trẻ mới sinh con lần đầu

Việc chữa nấc cụt cho người trưởng thành dễ hơn nhiều so với trẻ sơ sinh, đối với trẻ sơ sinh thì cần cẩn thận hơn vì cơ thể của bé còn khá non nớt. Chúng ta cần tránh các động tác quá mạnh tay hoặc dùng các biện pháp không phù hợp như cho bé uống nhiều nước… 

Trẻ sơ sinh bị nấc cụt có thể do: Không được giữ ấm đúng cách, bị trào ngược khí gây nấc cụt; Trào ngược dạ dày thực quản; Cho con bú quá no; do nuốt nhiều khí vào bụng; Dị ứng; Hen suyễn; Hít phải khí ô nhiễm; Giảm nhiệt độ cơ thể; Trẻ bú sữa mẹ quá nhanh hoặc vừa khi bé vừa khóc xong mẹ đã cho uống sữa liền, gây nghẹt thở và dẫn đến nấc cụt...

Dưới đây Vloghealth tổng hợp một số biện pháp tham khảo để chữa nấc cụt cho bé sơ sinh:

Dùng hai ngón tay trỏ nhét vào lỗ tai bé khoảng nửa phút, hoặc dùng 2 ngón tay bóp nhẹ 2 cánh mũi bé, đồng thời giữ miệng bé khép lại trong 2-3 giây. Lặp lại trong 15-20 lần, khoảng cách giữa mỗi lần khoảng 3 giây.

Thay đổi tư thế cho con bú. Nếu thấy bé thường xuyên có dấu hiệu nấc sau khi ăn xong thì mẹ nên đổi tay hoặc đổi cách bế để hạn chế không khí vào miệng và dạ dày bé. Vỗ nhẹ lưng hoặc vai của bé, một cách nhẹ nhàng và dứt khoát. Khi ợ hơi ra được thì bé sẽ hết nấc.

Ba mẹ cho bé uống từng hớp nước nhỏ để dừng cơn nấc, khoảng 2,5ml là đủ.

Nếu bé đang ở độ tuổi ăn dặm thì mẹ có thể cho một ít đường vào lưỡi bé. Vị ngọt của đường sẽ góp phần ngăn chặn tình trạng co thắt cơ hoành.

Tránh dùng núm vú quá lớn vì đây có thể là nguyên nhân làm bé nuốt nhiều không khí khi bú.

Ngăn ngừa nấc cụt ở trẻ sơ sinh

Ngoài việc chữa nấc cho trẻ sơ sinh, có một số cách để giúp ngăn ngừa việc trẻ sơ sinh bị nấc cụt. Tuy nhiên, rất khó để ngăn ngừa nấc cụt hoàn toàn vì nguyên nhân bị nấc không phải luôn luôn rõ ràng. Mẹ nên thử các phương pháp này để giúp ngăn ngừa nấc cụt ở trẻ:

Đảm bảo bé yêu bình tĩnh khi cho bé ăn. Có nghĩa là không đợi cho đến khi bé đói đến mức buồn và khóc trước khi bắt đầu ăn. Khi bé khóc nhiều sẽ nuốt hơi nhiều gây nấc.

Hãy thử cho bé bú số lượng ít hơn nhưng bú nhiều bữa hơn.

Nếu mẹ cho trẻ bú bình, nên cho bé ợ hơi sau bú mỗi hai hoặc ba phút trong suốt quá trình bú, nên dùng bình sữa có van chống sặc và chống đầy hơi.

Nếu mẹ cho con bú sữa mẹ, nên cho bé ợ hơi sau mỗi lần chuyển sang vú kia và cho bé ngậm quầng vú chứ không phải ngậm đầu ti.

Giữ bé ở tư thế thẳng đứng trong khoảng từ 20 đến 30 phút sau mỗi cữ bú.

Sau khi cho bú, tránh hoạt động nặng với bé, chẳng hạn cho bé nảy lên và xuống hoặc các trò chơi đòi hỏi bé vận động nhiều.

Bài viết được tổng hợp từ nhiều nguồn cũng như kinh nghiệm thực tế nuôi con. Nếu thấy trẻ có biểu hiện khác thường xin liên hệ các bác sĩ gần nhất để được thăm khám cụ thể