Cách chăm sóc bệnh nhân COVID19 tại nhà, cách theo dõi độ bão hòa ôxy, những dấu hiệu cảnh báo và khi nào là lúc cần gọi trợ giúp y tế. Khi chăm sóc bệnh nhân covid19 tại nhà có một số điều chúng ta cân lưu ý.



Một là, bệnh nhân cần được cách ly và thực hiện các biện pháp dự phòng lây nhiễm cho người khác như đeo khẩu trang y tế khi tiếp xúc với người khác, rửa tay thường xuyên, hạn chế tiếp xúc với nhiều người, mở cửa số thường xuyên nếu có thể và thường xuyên vệ sinh các bề mặt.


Thứ hai là, bệnh nhân có thể tự theo dõi sức khỏe của mình cà nếu có các triệu chứng như sốt, đau đầu, đau họng có thể điều trị bằng thuốc hạ sốt, giảm đau thông thường. Hầu hết các bệnh nhân mắc covid19 sẽ không có các biến chứng nghiêm trọng. Nếu không bị biến chứng viêm phổi có thể không cần đến bệnh viện, nhưng sẽ có một số bệnh nhân hầu hết là những người có các bệnh lý nền thường có nguy cơ tiến triển nặng. Vì vậy mà những bệnh nhân này, nếu họ đang được theo dõi tại nhà thì cần phải theo dõi cẩn thận một số dấu hiệu lâm sàng. Một điều mà chúng tôi muốn nhấn mạnh là Sars-CoV-2 là một loại virus. Vì vậy đối với nhưng bệnh nhân đang được chăm sóc tại nhà chúng tôi không khuyến khích sử dụng kháng sinh trừ khi được chỉ định của cán bộ y tế vì thuốc kháng sinh không có tác dụng diệt vi rút.


Thứ 3 là bệnh nhân cần ăn uống đủ chất và đảm bảo không bị mất nước, duy trì một số thói quen ăn uống tốt, có thể ăn những gì bệnh nhân thích nhưng phải đảm bảo đủ dinh dưỡng và đủ nước. Cách theo dõi ô xy tại nhà, những dấu hiệu cảnh báo và khi nào là lúc cần gọi trợ giúp y tế: Chúng ta hãy nhớ rằng tất cả các chăm sóc tại nhà nên được thực hiện dưới sự giám sát chặt chẽ từ cán bộ y tế và tuân thủ theo hướng dẫn quốc gia về qui trình chăm sóc bệnh nhân covid19 tại nhà.


Đối với máy đo oxy mạch đập có thể được sử dụng tại nhà, đây là một thiết bị đơn giản kẹp đầu ngón tay. Chúng tôi khuyến cáo rằng nếu bệnh nhân đang ở nhà và thuộc nhóm có nguy cơ cao tiến triển nặng thì hãy theo dõi chặt chẽ độ bão hòa oxy của bệnh nhân. Điều đó sẽ hữu ích vì có thể giúp phát hiện sớm nếu độ bão hòa của oxy của bệnh nhân bắt đầu giảm xuống dưới 94% đối với người bình thường và bằng hoặc dưới 95% đối với phụ nữ mang thai. Khi đó chúng ta cần thông báo ngay cho cán bộ y tế để có liệu trình chăm sóc cho phù hợp.


Một số dấu hiệu cảnh báo khác cần lưu ý và tư vấn ngay với cán bộ y tế khi bệnh nhân được chăm sóc tại nhà như là thở gấp, đau ngực, khó thở, ở trẻ em có thêm các dấu hiệu ho, rút lõm lồng ngực, quấy khóc, bỏ bú. Điều đó có thể là do bệnh nhân đang bị viêm phổi và tiến triển nặng.


Các dấu hiệu thay đổi trạng thái tinh thần nhưu dễ nhầm lẫn, suy nghĩ không rõ ràng, chóng mặt hoặc buồn ngủ.
Cuối cùng chúng tôi muốn các bạn hết sức lưu ý là bệnh nhân phải duy trì được sự liên lạc thường xuyên với cán bộ y tế vì bệnh có thể tiến triển xấu và rất nhanh có thể đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân khi đó cần có sự can thiệp khẩn cấp của cán bộ y tế.


Nội dung được tổng hợp theo video của các chuyên gia trên fanpage Tổ chức Y tế Thế giới Việt Nam


Nguồn: vloghealth