Tác nhân gây bệnh viêm não Nhật Bản (VNNB) là vi rút VNNB thuộc họ Flaviviridae, chi Flavivirus. Vi rút này chỉ có một tuýp huyết thanh duy nhất. Cho đến nay, năm kiểu gen đã được mô tả dựa trên những phân tích vỏ vi rút gen ‘E’.

Vi rút có sức đề kháng với nhiệt độ cơ thể và tác động hóa học. Vi rút bị phá hủy ở nhiệt độ trên 56 °C trong 30 phút; điểm bất hoạt nhiệt (TIP) là 40 ° C. Vi rút cũng bị bất hoạt trong môi trường axit với pH 1-3 (ổn định trong môi trường kiềm pH 7-9).

Hóa chất / Thuốc khử trùng: bất hoạt bởi các dung môi hữu cơ và lipid, các chất tẩy rửa thông thường, iốt, iodophors phenol 70% ethanol, 2% glutaraldehyde, 3-8% formaldehyde, 1% sodium hypochlorite.

Vi rút rất không ổn định và không sống được trong môi trường tự nhiên; nhạy cảm với ánh sáng cực tím và phóng xạ gamma.

Vật chủ chính:

  • Lợn và  lây nhiễm qua muỗi • Các ổ chứa tự nhiên cho vi rút VNNB là các loài chim (chim diệc) .
  • Con người rất dễ bị bệnh này và bệnh này là một mối quan tâm sức khỏe cộng đồng chính yếu ở châu Á;
  • động vật khác có thể nhiễm vi rút VNNB mà có thể không góp phần lan truyền bao gồm: bò, cừu, dê, chó, mèo, gà, vịt, thú hoang dã, các loài bò sát và lưỡng cư

Đường truyền:

Lây truyền chủ yếu vào o Mùa hè / đầu mùa thu liên quan đến di chuyển của các loài chim từ phương bắc, các loài chim cũng mang và gây bùng phát vi rút, muỗi  gây nhiễm vi rút sang lợn;

Dịch bệnh có thể gặp cuối mùa hè hoặc đầu mùa thu ở các vùng phía Bắc hoặc bệnh dịch quanh năm của vùng nhiệt đới phía Nam.

Có chu kỳ liên tục giữa các loài chim, lợn và muỗi  – vectơ truyền bệnh: Chủ yếu là muỗi Tritaeniorhynchus Culex sống ở các vùng ngập nước (ao cá, ruộng lúa, mương) và hoạt động nhiều nhất vào giờ hoàng hôn,

Phòng bệnh:

Phòng bệnh không đặc hiệu:

Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở, chuồng trại gia súc, lợn sạch sẽ để hạn chế muỗi, nên để chuồng trại xa nhà, loại bỏ các ổ bọ gậy

Khi đi ngủ cần mắc màn, thường xuyên sử dụng các biện pháp xua, diệt muỗi trong các hộ gia đình, không cho trẻ em chơi gần chuồng gia súc để phòng muỗi đốt.

Phòng bệnh đặc hiệu:

Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất:

Tiêm chủng 3 liều vắc xin cơ bản:

Mũi 1 khi trẻ 1 tuổi, mũi 2 sau mũi 1 từ 1-2 tuần

Mũi 3 sau mũi 2 một năm

Vắc xin VNNB được triển khai trong tiêm chủng thường xuyên của chương trình TCMR từ năm 2015. Các bà mẹ cần đưa con đến các điểm tiêm chủng của trạm y tế xã vào ngày tiêm chủng thường xuyên khi trẻ đến tuổi tiêm chủng vắc xin VNNB để trẻ được phòng bệnh VNNB hiệu quả.

Dự án TCMR

CÁC BÀI VIẾT QUAN TÂM